Philadelphia: Chuông Tự Do (Liberty Bell)

https://www.facebook.com/media/set/?set=a.577729149027011.1073742136.441529119313682&type=3&uploaded=14

Các bạn có nghe nói tới Chuông Tự Do (Liberty Bell) của nước Mỹ lần nào chưa? Hình ảnh chuông này được phổ biến khắp nơi, in trên tiền xu và tem của Mỹ. Ngoài ra nhiều công ty Mỹ cũng dùng hình ảnh chuông này. Người Mỹ khắp nơi rất trân quí chuông bể này.

Chuông Tự Do (Liberty Bell) là một biểu tượng của nền độc lập Hoa Kỳ. Nó được rung ngày 8 tháng 7 năm 1776 trong dịp đọc bản “Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ” (Declaration of Independence). Chuông này được đặt tại “Trung Tâm Chuông Tự Do” (Liberty Bell Center) tại thành phố Philadelphia bang Pennsylvania. Chính xác hơn, trung tâm chuông tự do nằm trên đường Market giữa đường số 5 và số 6.

Chuông Tự Do được lò đúc ở Luân Đôn “Lester và Pack” đúc vào năm 1752. Trên chuông này có ghi lại một câu thơ trong sách Leviticus “Công bố Tự Do trên khắp xứ sở với toàn thể dân chúng sanh sống trên đó“. Chuông bị nứt khi vừa đến Philadelphia, và đã được thợ đúc địa phương (John Pass và John Stow) đúc lại 2 lần.

Sau khi Hoa Kỳ giành được độc lập, chuông Tự Do đã bị lãng quên trong nhiều năm. Tuy nhiên những năm 1830, nhiều hội tranh đấu bãi bỏ chế độ nô lệ lại lấy chuông Tự Do làm biểu tượng cho Tự Do trở lại. Chính những người này đã đặt tên cho chuông này là chuông Tự Do. Tên đó còn tồn tại đến ngày nay.

Theo một truyền thuyết, chuông Tự Do đã được rung lên ngày 4 tháng 7 năm 1776, khí đại hội quốc dân “Second Continental Congress” họp tại Philadelphia đã biểu quyết chấp thuận bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Chuông Tự Do đã rung lên vang rền đến bị nứt. Và vết nứt đó vẫn còn tồn tại ngày hôm nay khi vợ chồng tôi đến đây tham quan. Truyền thuyết này có thể không đúng sự thật lịch sử, nhưng nhiều người đã tin tưởng chuyện này, kể cả một vài sử gia.

Bắt đầu từ năm 1885, chánh quyền thành phố Philadelphia đã bằng lòng cho nhiều tổ chức yêu nước mượn chuông này để trưng bày khắp nước Mỹ. Nơi nào có chuông Tự Do nơi đó quần chúng đến xem đông không thể tưởng. Vết nứt của chuông càng ngày càng trầm trọng, cho nên từ năm 1915 trở đi chuông không còn được cho ai mượn nữa cả.

Suốt thời chiến tranh lạnh chuông Tự Do được dùng làm biểu tượng của Tự Do. Những năm 1960 nhiều cuộc biểu tình lớn được tổ chức ở công viên nơi chuông này cư ngụ.

Từ Independence Hall (Hội trường độc lập), chuông Tự Do được di chuyển về một gian nhà bằng kiếng nhỏ trong Quảng trường độc lập (Independence Mall) vào năm 1973. Từ năm 2003 chuông này được di chuyển về một gian nhà rộng lớn hơn tên “Trung Tâm Chuông Tự Do” (Liberty Bell Center) ở gần đó, cho đến ngày nay.

Philadelphia: Chuông Tự Do (Liberty Bell)

Chuông Tự Do (Liberty Bell)

About Le Thanh Hoang Dan

Born in Saigon.. Came to New York in 1975. Married with four children and eight grandchildren. Used to work on Wall Street, as a Data Administrator and Database designer for various banks , brokerage firms, and finally the Depository Trust and Clearing Corporation. Retired since 2002. Accomplishments in Viet Nam: (1) Teaching at Vỏ Trường Toản HS, Tây Ninh HS, Sađéc HS, Quốc Gia Sư Phạm Sàigòn, Đaị Học Sư Phạm Sàigòn, Đaị Học Sư Phạm Cần Thơ, Cao Đài (Tây Ninh), Hòa Hảo (Long Xuyên)... (2) Writer and Publisher ( "Trẻ" publishing house). Published many books on Education and Politics such as Các Vấn đề giáo dục, Triết Lý giáo dục, Những danh tác chánh trị, Lịch sử chiến tranh lạnh... (3) MC for a national TV show "Quê hương mến yêu" (Beloved country).. Academic accomplishments in the U.S.: MBA (in Information systems), MS in Information Systems, 2 Advanced certificates (1) Corporate Finance (2) Business Economics. All these degrees were from Pace University in New York. Hobby in retirement: Family, Friends, Ballroom dancing and Travel... Ra đi năm 1975. Cuộc đời nhiều sóng gió. Bây giờ tuổi đã già, 70 rồi. Chỉ muốn vui hưởng tuổi già với gia đình, bạn hữu, du lịch và khiêu vũ..
Bài này đã được đăng trong Uncategorized. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này