Chuong 1: Tiểu bang New York

Sau biến cố 30 tháng Tư, ngày 2 tháng 5 năm 1975, gia đình tôi gồm vợ chồng và 4 đứa con, đặt chân lên thành phố và tiểu bang New York. Chúng tôi đã sống ở đây 41 năm trước khi dọn nhà về Orlando sống những ngày cuối đời. Sài Gòn là nơi tôi ra đời. New York là nơi tôi sống. Orlando, hay Sài Gòn là nơi tôi chết? Tương lai sẽ trả lời.

Nhân mùa 30 tháng Tư năm nay, tôi quyết định xuất bản quyển sách đầu tiên sau 43 năm vắng bóng, bỏ hết văn nghệ văn gừng, bỏ nghề viết văn, dạy học, xuất bản sách ở Sài Gòn, bỏ cả quá khứ Việt Nam, học chuyên môn nước Mỹ cần, hội nhập mạnh mẽ vô xã hội Mỹ, trở thành một người Mỹ trung bình, kiếm tiền để sống và lo cho gia đình. Sách “42 năm sống ở Mỹ: Được gì mất gì?” đang in, không bán, chỉ tặng bạn bè. Tôi có trích đăng trên Facebook, mời các bạn theo dõi.

Sau khi hưu trí, gần 16 năm nay vợ chồng tôi du lịch khắp nơi, nước Mỹ, quê hương Việt Nam, và nhiều nơi trên thế giới. Tôi đã viết hơn 500 bài về những nơi đã đến, lịch sử, văn hóa, ẩm thực, và con người v.v… những nơi tôi đã viếng thăm. Tôi đang sắp xếp lại, và trong tương lai sẽ cho ra đời 3 quyển sách nữa, tựa Nước Mỹ nơi tôi đang sống, Việt Nam: Quê hương mến yêu, Du lịch thế giới. Mong các bạn ủng hộ tinh thần.

“New York là một tiểu bang ở miền Đông-Bắc Hoa Kỳ. Đây là tiểu bang rộng lớn hạng 27 ở Mỹ, đông dân hạng 4, và mật độ dân số hạng 7. Theo ước lượng dân số năm 2015, tổng số cư dân tiểu bang nầy khoảng 19.8 triệu người. Tiểu bang New York tiếng Mỹ là New York State. Thành phố New York là New York City. Đây là thành phố đông dân nhất tiểu bang, số cư dân khoảng 8.5 triệu người. Khu đô thị New York (Metropolitan area) là một trong những khu đô thị đông dân nhất thế giới, dân số lên đến trên 20 triệu.

Tiểu bang New York được người Việt Nam mình dịch là Tiểu bang Nữu Ước, hay Tiểu bang Niu Oóc. Nó giáp ranh với hai tiểu bang New Jersey và Pennsylvania ở phía Nam, và 3 tiểu bang Connecticut, Massachusetts, và Vermont ở phía Đông. Nó giáp ranh ngoài biển với tiểu bang Rhode Island. Đặc biệt nó giáp ranh với hai tỉnh của Canada là Quebec ở phía Bắc, và Ontario ở phía Bắc, và Tây-Bắc.

Tiểu bang New York có nhiều điểm đến nổi tiếng thế giới. Năm 2013 New York có 4 trong số 10 điểm đến được ưa chuộng nhất thế giới. Đó là Times Square (Quảng Trường Thời Đại), Central Park (Công Viên Trung Tâm), Niagara Falls (Thác Niagara thuộc New York và Ontario), và Grand Central Terminal (Nhà ga Grand Central). Tôi có viết nhiều bài về các điểm đến du lịch này trong Trang FB “Nước Mỹ nơi tôi đang sống”, mời các bạn đọc thêm.

New York là nhà của tượng Nữ Thần Tự Do (Statue of Liberty). Tượng này nằm ở thành phố New York, biểu tượng của nước Mỹ và những lý tưởng Mỹ đeo đuổi. Đó là Tự Do, Dân Chủ và Cơ Hội.

Sinh viên Việt Nam đến New York học rất đông. Hệ thống đại học ở đây bao gồm 200 trường đại học, cao đẳng và Viện Đại Học. Các viện đại học nổi tiếng ở đây là Viện Đại Học Columbia, Cornell, New York Univertity và Rockefeller. Các đại học này lọt vô danh sách 35 đại học tốt nhất thế giới. Đại học công lớn nhất New York là State University of New York at Buffalo (Viện đại học công lập của New York ở Buffalo). Viện đại học này do một Tổng Thống Mỹ thành lập (Millard Fillmore).

Thành phố lớn nhất tiếu bang này là New York. Theo ước lượng dân số năm 2015, thành phố New York có 8.55 triệu cư dân trong nội thành. Khu đô thị New York (metropolitan area) đông dân hơn (trên 20 triệu), là một trong những khu đô thị lớn nhất thế giới. 40% cư dân tiểu bang New York sống trong nội thành New York, và 2/3 cư dân New York sống trong khu đô thị New York. Đây là thành phố nơi đặt trụ sở Liên Hiệp Quốc. Đây là trung tâm ngoại giao của thế giới, và được thế giới nhìn nhận đây là thủ đô văn hóa và tài chánh của thế giới. New York là một thành phố toàn cầu hạng nhất trên nhiều phương diện, đặc biệt ảnh hưởng mạnh đến thế giới trên phương diện kinh tế và tài chánh.

New York là một thành phố toàn cầu tiên phong, và ảnh hưởng nhiều đến thế giới trên nhiều phương diện như: thương mại, tài chánh, truyền thông, nghệ thuật, thời trang, nghiên cứu (Research), kỹ thuật (Technology), giáo dục và giải trí.

Thành phố New York được xây dựng bên bờ một trong những hải cảng tự nhiên lớn nhất thế giới. Nó có 5 quận: Manhattan, Bronx, Brooklyn, Queens và đảo Staten (Staten Island). Dân số thành phố New York khoảng 8,336,697 người sống trên diện tích 783.8 cây số vuông. Khu đô thị New York có số dân khoảng 19.8 triệu người.

Thành phố New York được người Hòa Lan (Dutch hay Hà Lan) bắt đầu xây dựng vào năm 1,624. Lúc đó nó chỉ là một trạm mậu dịch thương mại tên New Amsterdam (Amsterdam Mới hay Tân Amsterdam), Amsterdam là thủ đô của nước Hòa Lan. Năm 1,664 người Anh chiếm New York. Vua Anh tặng đất ở đây cho người em của ông là “Duke of York”. Do đó người ta đặt tên thành phố này là New York (tức là York Mới).

New York là thủ đô của Hoa Kỳ từ năm 1,785 đến năm 1,790. Từ năm 1,790 đến nay nó vẫn luôn luôn là thành phố lớn nhất nước Mỹ. Những danh lam thắng cảnh của New York được cả thế giới biết đến. Hiện mỗi năm có hơn 50 triệu du khách đến đây thăm viếng.

Thành phố New York có khoảng 13,387 người Việt sanh sống. Ở đây có nhiều hội hè, đình đám, có Cộng Đồng Người Việt Tự Do, có Việt Cộng, có chùa chiền, nhà thờ Công Giáo, và nhiều Hội hè khác. Nhưng rất tiếc chưa có một Phố Sài Gòn Nhỏ (Little Saigon) hay Phố Việt Nam Nhỏ, như ở Cali, Texas, Philadelphia hay Washington DC. Mặc dầu vậy ở chợ Tàu quận Manhattan, có vài đường phố nhiều quán ăn Việt Nam, nên nhiều người đã gọi đây là Phố Sài Gòn Nhỏ, mặc dầu đây chỉ là chợ Tàu. Ở New York không có Phố Sài Gòn Nhỏ, nhưng người Việt Nam đã mở tiệm Phở khắp nơi. Chẳng hạn ở chợ Tàu Flushing quận Queens người ta đã mở 3 tiệm Phở. Gần đây tôi thấy ở Phố Đại Hàn Flushing cũng vừa mở một tiệm Phở nữa. (Sẽ bổ túc sau)

Tài liệu tham khảo:

Wikipedia tiếng Mỹ và tiếng Việt (https://en.wikipedia.org/wiki/New_York_(state))

Sách “Nước Mỹ nơi tôi đang sống” đại cương như sau, các bạn nghĩ sao?

Nước Mỹ nơi tôi đang sống

Đại cương

Lời nói đầu

Phần 1: Thành phố New York

Chuong 1: Tiểu bang New York
https://www.facebook.com/NhungNgayHuuTri01/posts/1271710762962176
Chuong 2: Thành phố New York
Chuong 3: Mùa xuân New York
Chuong 4: Danh lam thắng cảnh New York

Phần 2: Du lịch miền Tây nước Mỹ

Phần 3: Du lịch miền Đông nước Mỹ

Phần 4: Du lịch miền Trung-Tây

Phần 5: Du lịch miền Nam nước Mỹ

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Sách “Nước Mỹ nơi tôi đang sống”

Sau sách “42 năm sống ở Mỹ: Được gì và mất gì?”, tôi định sắp xếp lại hơn 500 bài viết về 3 đề tài, (1) Nước Mỹ nơi tôi đang sống, (2) Việt Nam: Quê hương mến yêu, và (3) Du lịch thế giới. Sau khi hưu trí, trong hơn 15 năm nay, vợ chồng tôi đã du lịch nhiều nơi, đi, thấy, hiểu và chia sẻ với các bạn trên FB, nhiều Blog khác bên WordPress, và Google+.

Sách “Nước Mỹ nơi tôi đang sống” đại cương như sau, các bạn nghĩ sao?

Nước Mỹ nơi tôi đang sống

Đại cương

Lời nói đầu

Phần 1: Thành phố New York

Chuong 1: Tiểu bang New York
Chuong 2: Thành phố New York
Chuong 3: Mùa xuân New York
Chuong 4: Danh lam thắng cảnh New York

Phần 2: Du lịch miền Tây nước Mỹ

Phần 3: Du lịch miền Đông nước Mỹ

Phần 4: Du lịch miền Trung-Tây

Phần 5: Du lịch miền Nam nước Mỹ

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì?

42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì?

“… Sau khi tôi đậu MBA và hội nhập được vô xã hội, có lần tôi lái xe Lexus, mặc “suit” (diện bộ đồ lớn) tìm đường tới khu Việt Nam ở New Jersey. Đây là một tiểu bang gần New York. Lúc đó chưa có GPS nên dễ lạc đường lắm. Tôi hỏi một anh chàng Mỹ trắng đường tới khu Việt Nam ở đâu. Sau khi chỉ đường, anh ta nói nhỏ với tôi, tới đó anh hãy coi chừng. Tôi hiểu ngay ý nghĩ thầm kín của người địa phương đối với các cộng đồng thiểu số. Thông thường ở đó thường xảy ra nhiều chuyện lôi thôi với pháp luật, người địa phương ngại lắm.

Nhìn ra cộng đồng người Việt Nam ở nhiều nước khác trên thế giới, những nước như Anh, Cộng hòa Czech (Séc), hay Nga, các bạn thỉnh thoảng đọc tin tức về xung đột giữa họ với người địa phương, và cảnh sát.

Do đó 42 năm nhìn lại, tôi thấy chúng ta nên thận trọng không chưởi nhau bằng cách nói, anh Nga quá, anh Mỹ quá, anh Tàu quá. Sống ở nước ngoài, chúng ta phải khuyến khích lẫn nhau hội nhập, chấp nhận phong tục tập quán địa phương, và làm tốt, trở thành công dân nước đó hãnh diện…”

42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì?

Lời nói đầu

“… Tôi tặng quyển sách này cho tất cả các bạn, gia đình tan nát, cuộc đời gian truân, khổ cực, đổ vỡ, tất cả gia đình có người nằm xuống bên này hay bên kia chiến tuyến. Đây là quyển sách của tất cả chúng ta, người dân hai miền, thuộc thế hệ nồi da xáo thịt…

… Đặc biệt tặng tất cả các bạn, cũng như tôi, đồng cảnh ngộ, gia đình tan nát trong và sau cuộc chiến. Tất cả chúng ta khổ nhiều trong cuộc chiến. Tuy nhiên khi tiếng súng chấm dứt, hòa bình trở lại trên quê hương, đất nước thống nhất, chúng tôi trong Nam tiếp tục khổ, nếu không muốn nói khổ hơn thời còn chiến tranh. Người ra đi, nếu còn sống, cũng có nổi khổ riêng, cho tới nay ít ai biết.”

Phần 1: Nỗi lòng người ra đi sau sự kiện 30 tháng Tư năm 1975

“…Nhiều bạn hỏi tôi làm sao đi Mỹ. Thú thật với các bạn đi Mỹ là một cơ duyên, trời định. Chính tôi không bao giờ mơ có ngày được đi Mỹ, và trở thành một người Mỹ trung bình như ngày hôm nay. Kỷ niệm 42 năm sống tại Mỹ, tôi tự hỏi, mình được gì, và mất gì? Càng gần đến tháng Tư, câu hỏi này cứ lởn vởn trong đầu tôi. Nếu năm 1975 tôi ở lại, bây giờ tôi và con cháu tôi ra sao?

Một người bạn thân của tôi tại Đại Học Sư Phạm Sài Gòn là Giáo sư Lê Trong Vinh, cựu khoa trưởng trường Đại Học Sư Phạm Huế, đã ở lại vì tin đất nước sắp hòa bình và trung lập, sau bỏ nước ra đi, cả gia đình đã chết ngoài biển khơi, chỉ trừ một cháu còn may mắn sống sót…”

Chương 1: Tâm trạng năm 1975, Ra đi không trở lại.

Chương 2: Quyết tâm quên quá khứ để bắt đầu lại.

Chương 3: Những ngày đầu tới Mỹ, bơ vơ lạc lõng.

Chương 4: Nhớ lại 42 năm qua, tôi không muốn hận thù.

Phần 2: Nước Mỹ tuyệt vời với di dân và người tỵ nạn

“… Tôi đến đây với hai bàn tay trắng, và quyết tâm làm việc xây dựng cuộc đời mới. Nước Mỹ là miền đất hứa của di dân. Ai bị đất nước họ ruồng bỏ, không sống được ở quê hương của họ cũng có thể đến đây tìm cuộc đời mới, giấc mơ Mỹ. Sống dưới đáy xã hội, tôi vẫn còn chút kiêu hãnh dân tộc, không muốn thua chủng tộc khác đến đây trước tôi. Phải sống ra hồn, tôi là một người Việt Nam, tôi không thua ai, họ làm được tôi làm được v.v…”

Chương 5: Chọn nơi này làm quê hương, quyết tâm hội nhập.

Chương 6: Tình người Việt Nam ở Mỹ.

Chương 7: Hãnh diện mình là người gốc Việt.

Chương 8: Trở về thăm lại quê hương, thương đất nước và con người Việt Nam.

Phần 3: Nhìn về tương lai.

“… Di sản ngày 30 tháng Tư là người Việt Nam bỏ nước ra đi, hiện đang sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Nơi nào có người Việt Nam sanh sống, nơi đó có Phố Sài Gòn Nhỏ. Phố Sài Gòn Nhỏ là chợ Việt Nam, nơi tập trung nhiều tiệm tùng và quán ăn Việt Nam, kể cả những bác sĩ, luật sư, báo chí truyền thanh truyền hình của người Việt Nam.

Tại những nước thuộc thế giới Tự Do, những khu người Việt Nam sống quây quần với nhau được gọi là Phố Sài Gòn Nhỏ (Little Saigon). Tại Pháp người ta gọi những khu này là Phố Việt Nam Nhỏ (Little Vietnam). Ở những quốc gia Cộng Sản ngày xưa, những khu này được gọi là Phố Hà Nội Nhỏ (Little Hanoi)…”

Chương 9: Các Phố Sài Gòn Nhỏ ở Mỹ.

Chương 10: Nhắc lại quá khứ, nhưng ngó về tương lai để sống.

Chương 11: Vài ý nghĩ về tương lai người Việt Nam trong nước và hải ngoại.

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì?

“… Lần vui nhất đời tôi là mấy năm trước về thăm lại quê hương một vài bạn FB của tôi ở Hà Nội và Sài Gòn đã gởi tặng tôi một vài quyển sách cũ như Tư Tưởng Sư Phạm, Lịch Sử Giáo Dục, Tâm Lý Giáo Dục, và Các Vấn Đề Giáo Dục. Cầm lại trong tay mấy cuốn sách cũ đó, lần giở mấy trang giấy bạc màu, gợi lại trong tôi nhiều kỷ niệm đã quên về một thời huy hoàng thời tuổi trẻ, dạy học, viết văn, làm sách ở Sài Gòn xưa. Cảm giác tuyệt vời.

Trong những ngày cuối cùng trước khi lên máy bay về Mỹ tôi có ký tên tặng một số bạn còn giữ sách tiểu thuyết trong Tủ Sách Văn Học Thế Giới do tôi điều khiển năm xưa. Vui Lắm. Còn nhiều sách khác trong Tủ Sách Khoa Học Nhân Văn, tôi chưa thấy đâu, như Lịch Sử Chiến Tranh Lạnh, Những Danh Tác Chánh Trị, v.v.. Hy vọng mấy đứa con tinh thần nầy chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, sau cơn hồng thủy.”

42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì?

Lời nói đầu

Phần 1: Nỗi lòng người ra đi sau sự kiện 30 tháng Tư năm 1975

“…Nhiều bạn hỏi tôi làm sao đi Mỹ. Thú thật với các bạn đi Mỹ là một cơ duyên, trời định. Chính tôi không bao giờ mơ có ngày được đi Mỹ, và trở thành một người Mỹ trung bình như ngày hôm nay. Kỷ niệm 42 năm sống tại Mỹ, tôi tự hỏi, mình được gì, và mất gì? Càng gần đến tháng Tư, câu hỏi này cứ lởn vởn trong đầu tôi. Nếu năm 1975 tôi ở lại, bây giờ tôi và con cháu tôi ra sao?

Một người bạn thân của tôi tại Đại Học Sư Phạm Sài Gòn là Giáo sư Lê Trong Vinh, cựu khoa trưởng trường Đại Học Sư Phạm Huế, đã ở lại vì tin đất nước sắp hòa bình và trung lập, sau bỏ nước ra đi, cả gia đình đã chết ngoài biển khơi, chỉ trừ một cháu còn may mắn sống sót…”

Chương 1: Tâm trạng năm 1975, Ra đi không trở lại.
https://www.facebook.com/LeThanhHoangDan/posts/10156551444560101

Chương 2: Quyết tâm quên quá khứ để bắt đầu lại.
https://www.facebook.com/LeThanhHoangDan/posts/10156553712685101

Chương 3: Những ngày đầu tới Mỹ, bơ vơ lạc lõng.
https://www.facebook.com/LeThanhHoangDan/posts/10156556053175101

Chương 4: Nhớ lại 42 năm qua, tôi không muốn hận thù.
https://www.facebook.com/LeThanhHoangDan/posts/10156557345460101

Phần 2: Nước Mỹ tuyệt vời với di dân và người tỵ nạn

“… Tôi đến đây với hai bàn tay trắng, và quyết tâm làm việc xây dựng cuộc đời mới. Nước Mỹ là miền đất hứa của di dân. Ai bị đất nước họ ruồng bỏ, không sống được ở quê hương của họ cũng có thể đến đây tìm cuộc đời mới, giấc mơ Mỹ. Sống dưới đáy xã hội, tôi vẫn còn chút kiêu hãnh dân tộc, không muốn thua chủng tộc khác đến đây trước tôi. Phải sống ra hồn, tôi là một người Việt Nam, tôi không thua ai, họ làm được tôi làm được v.v…”

Chương 5: Chọn nơi này làm quê hương, quyết tâm hội nhập.
https://www.facebook.com/LeThanhHoangDan/posts/10156558239275101

Chương 6: Tình người Việt Nam ở Mỹ.
https://www.facebook.com/LeThanhHoangDan/posts/10156559023385101

Chương 7: Hãnh diện mình là người gốc Việt.
https://www.facebook.com/LeThanhHoangDan/posts/10156560731750101

Chương 8: Trở về thăm lại quê hương, thương đất nước và con người Việt Nam.
https://www.facebook.com/LeThanhHoangDan/posts/10156561518845101

Phần 3: Nhìn về tương lai.

“… Di sản ngày 30 tháng Tư là người Việt Nam bỏ nước ra đi, hiện đang sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Nơi nào có người Việt Nam sanh sống, nơi đó có Phố Sài Gòn Nhỏ. Phố Sài Gòn Nhỏ là chợ Việt Nam, nơi tập trung nhiều tiệm tùng và quán ăn Việt Nam, kể cả những bác sĩ, luật sư, báo chí truyền thanh truyền hình của người Việt Nam.

Tại những nước thuộc thế giới Tự Do, những khu người Việt Nam sống quây quần với nhau được gọi là Phố Sài Gòn Nhỏ (Little Saigon). Tại Pháp người ta gọi những khu này là Phố Việt Nam Nhỏ (Little Vietnam). Ở những quốc gia Cộng Sản ngày xưa, những khu này được gọi là Phố Hà Nội Nhỏ (Little Hanoi)…”

Chương 9: Các Phố Sài Gòn Nhỏ ở Mỹ.
https://www.facebook.com/LeThanhHoangDan/posts/10156568376455101

Chương 10: Nhắc lại quá khứ, nhưng ngó về tương lai để sống.
https://www.facebook.com/LeThanhHoangDan/posts/10156565433125101

Chương 11: Vài ý nghĩ về tương lai người Việt Nam trong nước và hải ngoại.
https://www.facebook.com/LeThanhHoangDan/posts/10156567788795101

 

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Canada: Cầu treo Capilano ở Vancouver

Cầu treo Capilano (Capilano suspension bridge) ở Vancouver là một cây cầu đoạt được 3 cái nhất thế giới: cao nhất, xưa nhất và dài nhất. Mỗi năm khoảng trên 800,000 du khách đã đến đây thăm viếng và đi qua cây cầu này.

Cầu treo Capilano được xây cất từ năm 1889. Nó cao 70 thước khỏi mặt đất, và dài 137 thước. Muốn biết chiều cao 70 thước có cao lắm không, mời các bạn thử so sánh.

Nếu chúng ta còn sống trong thời đại khủng long, con khủng long đi ở dưới bờ sông không thể nào cao bằng cầu này được. Cần phải 4 con khủng long chồng chất lên nhau mới tới cầu này. Hoặc nếu các bạn đem tượng Nữ Thần Tự Do để dưới bờ sông, cầu này sẽ bằng tới vai Nữ Thần.

Còn chiều dài của cầu là 137 thước có nghĩa gì? Có nghĩa là chiều dài bằng hai chiếc máy bay Boeing đậu liền cánh với nhau. Nghĩa là dài lắm, đối với cầu treo, đi qua đó các bạn sẽ bị đồng đưa teo ruột.

Năm 1889, Mark Grant Mackay đã xây dựng cầu này. Lúc đó cầu được làm bằng dây cây gai dầu (Hemp rope), và được lót bằng ván cây tuyết tùng (cedar). Năm 1903, người ta đã thay những sợi dây cây gai dầu bằng dây cáp bằng kim loại chắc chắn hơn. Cầu này đã được xây dựng trở lại như mới vào năm 1956.

Cầu Capilano ngày nay rất chắc, nhờ hai sợi dây bằng thép rất lớn. Hai bên đầu cầu có hai cột xi măng cốt sắt nặng tổng cộng 13 tấn, dư sức chịu đựng sức nặng của cầu.

Ngày nay cầu này có thể chịu đựng được sức nặng 200,000 pounds hay 90,000 kí lô. Điều này có nghĩa là cầu có thể chịu đựng được sức nặng của 1,300 người đứng một lượt trên cầu. Điều này có nghĩa các bạn có thể dẫn 96 con voi diễn hành trên cầu một lúc, cầu sẽ không bị hề hấn gì. Về phần mấy con voi thì không biết sẽ bị hề hấn gì không, điều đó hồi sau phân giải.

Cầu Capilano nằm trong công viên cùng tên. Trong công viên này có nhiều chuyện để xem, quan trọng nhất là 3 điểm du lịch quan trọng. Thứ nhất là cầu treo Capilano. Thứ nhì là 7 cây cầu đi trên ngọn cây. Đi trên 7 cây cầu này cũng như đi mạo hiểm cho nên con đường này được gọi là “Treetops Adventure” (Phiêu lưu trên ngọn cây). Và điểm đến du lịch thứ ba là đi vòng quanh những vách đã thẳng đứng (Cliffwalk).

Trong entry này xin chia sẻ với các bạn một số hình ảnh về cầu treo Capilano. Hai điểm đến du lịch kia “Treetops Adventure” (Phiêu lưu trên ngọn cây) và “Cliffwalk” (Đi trên vách đá thẳng đứng), xin dành cho hai entry riêng. (Sẽ bổ túc sau).

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Canada: Công viên Tôn Dật Tiên ở Vancouver

Công viên Tôn Dật Tiên (Dr Sun Yat Sen Park) là một công viên công cộng, vô cửa miễn phí, nằm bên cạnh Vườn Hoa Trung Quốc cổ điển Tôn Dật Tiên. Cả hai kiến trúc này nằm ngay Trung Tâm Văn Hóa Trung Quốc (Chinese Cultural Center), và là một phần quan trọng của trung tâm này.

Vườn hoa Tôn Dật Tiên khác với công viên cùng tên ở điểm nào? Điểm khác biệt quan trọng đầu tiên ở chổ Công viên Tôn Dật Tiên được vô cửa miễn phí. Muốn thưởng ngoạn Vườn hoa Tôn Dật Tiên, du khách phải trả tiền vô cửa.

Ngoài tiền vô cửa, hai kiến trúc này có những đặc tánh hoàn toàn khác biệt. Công viên Tôn Dật Tiên là một công viên công cộng kiểu Trung Quốc, trong lúc Vườn hoa Tôn Dật Tiên được thiết kế như một Vườn hoa tư nhân của các viên chức đời nhà Minh, hơi giống Vườn Dự Viên ở Thượng Hải. Đây là vườn hoa cổ điển đầu tiên được xây dựng trên thế giới, ngoài Trung Quốc.

Công viên Tôn Dật Tiên tân thời hơn, do người Gia Nã Đại thiết kế và xây cất với kỹ thuật xây cất hiện đại. Vườn hoa ngược lại hoàn toàn do người Hoa thiết kế và xây cất theo truyền thống Vườn hoa cổ điển của Trung Quốc từ thời nhà Minh mấy trăm năm trước. Thợ thuyền xây dựng đã dùng những kỹ thuật cổ truyền từ thời xa xưa, đặc biệt lắm. Vô đây, các bạn sẽ thấy nhiều điểm giống nhau giữa Vườn hoa này và Vườn Dự Viên ở Thượng Hải.

Một điểm khác biệt lớn nữa là vật liệu xây dựng. Vật liệu dùng trong Công viên được lấy từ vùng Bắc và Nam Mỹ, trong lúc vật liệu được sử dụng trong Vườn hoa được đưa từ Trung Quốc sang, kể cả những hòn sỏi. Những tảng đá trong Công viên được lấy từ các núi đá lửa ở Mexico, trong lúc những tảng đá trong Vườn hoa được lấy từ hồ Tai (Tai lake) ở Tô Châu.

Một điểm khác biệt quan trọng nữa, là khi trời mưa các bạn sẽ bị đẫm ướt nếu ở trong Công Viên. Ngược lại trong Vườn hoa các bạn có những hành lang và nhà để trú ẩn và uống nước trà thoải mái, chờ cơn mưa đi qua. (Sẽ bổ túc sau)

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Chợ Tàu New York: Chùa Mahayana

Chùa Phật Thích Ca Mahayana là một địa điểm du lịch quan trọng của chợ Tàu Manhattan-New York. Đây là chùa lớn nhất thành phố New York, nằm ở chân cầu Manhattan. Tượng Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen bằng vàng cao 16 feet được nhìn nhận là tượng Phật lớn nhất thành phố New York, và có người nói lớn nhất nước Mỹ.

Chùa Mahayana lớn nhất New York. Chùa này rộn ràng những ngày chủ nhật với lễ Phật được tổ chức từ 10 giờ đến 12 giờ sáng. Đặc biệt những ngày Phật Đản và Tết ta-Tết Tàu (Tết âm lịch) chùa nầy đông không thể tưởng.

Nghi lễ ở đây giản dị hơn ở các chùa Phật của Việt Nam. Các bạn có thể mang giày vô chùa. Trong chùa có một tầng lầu bán đồ lưu niệm cho du khách, thu hút nhiều du khách đến mua sắm. Trong chùa có một lư hương khổng lồ. Các bạn có thể đốt nhan vô khấn váy Phật và ra cấm nhan lại ở lư hương này.

Tại đây có để một thùng xin tiền khách thập phương muốn cúng dường. Một điểm khác biệt quan trọng nữa: ở chùa Tàu này, các bạn chỉ ngồi xung quanh bàn đọc kinh kệ, không phải ngồi dưới đất hay quì như ở chùa chiền Việt Nam.

Tượng Phật bằng vàng khổng lồ ở đây cao 16 foot. Trên đầu tượng Phật có ánh hào quang màu xanh, rất uy nghi. Đây là tượng Phật lớn nhất thành phố New York. Du khách được quyền chụp hình tượng Phật này ngày thường, và không được chụp hình lúc đang hành lễ.

Vách tường xung quanh chùa có nhiều bức tranh kể lại cuộc đời của đức Phật. Trong chùa có hai góc phòng lớn để nhiều bài vị của các Hoa Kiều đã chết trên đất Mỹ, con cháu còn đang sống ở Mỹ, không đem trở về thờ phượng bên xứ Tàu xa xôi bên kia Thái Bình Dương.

Theo nhiều tài liệu du lịch về New York, các bạn sẽ thiếu sót rất nhiều nếu viếng chợ Tàu mà không thăm viếng chùa Phật đặc biệt này. Đây là nơi mấy chục năm trước có rạp hát chuyên môn chiếu phim tục tĩu ở chợ Tàu, rạp hát Rosemary. (Sẽ bổ túc sau)

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Canada: Chợ Tàu Vancouver

Chợ Tàu Vancouver là chợ Tàu lớn nhất của Gia Nã Đại (Canada). Người Hoa đã đổ xô đến vùng đất này từ giữa thế kỷ 19 trong phòng trào cơn sốt vàng ngày xưa, và đặc biệt trong những năm làm đường rầy xe lửa nối liền miền Đông và Tây Canada.

Ngày nay Vancouver là thành phố ở đó tỷ lệ người Hoa so với tổng dân số rất cao. Người Hoa tại Vancouver chiếm khoảng 30% dân số, nên họ là chủng tộc thiểu số đông dân nhất thành phố này. Trước năm 1980 người Hoa ở đây đa số từ Đài Loan đến. Tuy nhiên kể từ năm 1980 đến nay, có nhiều người Hoa Hong Kong đã đến đây lập nghiệp. Họ đã ra đi vì Hong Kong được chuyển giao trở lại cho Trung Quốc. Ngoài ra hiện ở chợ Tàu Vancouver cũng có nhiều người Hoa mới đến từ đại lục (Mainland).

Vì Vancouver đông người Hoa từ Hong Kong tới quá, nên người ta đã gọi thành phố này là “Hongcouver”, không phải là Vancouver mà là “Hongcouver”. Người Hoa ở đây, đặc biệt những người từ Hong Kong tới cho là tên gọi này kỳ thị đối với họ.

Chợ Tàu Vancouver có nhiều chuyện để xem. Trong hai entry trước tôi đã trình bày về Vườn hoa và Công viên Tôn Dật Tiên. Ông đã sống ở đây nhiều năm trước khi trở về Trung Quốc lật đổ nhà Thanh và làm Tổng Thống đầu tiên của nước này.

China Gate (Cổng Trung Quốc) là một phần của gian hàng Trung Quốc tại Hội chợ quốc tế Expo 86. Sau hội chợ, Trung Quốc đã tặng lại cổng này cho thành phố Vancouver. Ngày nay đây là cổng vào Trung Tâm Văn Hóa Trung Hoa (Chinese Cultural Center) ở chợ Tàu.

Millenium Gate (Cổng Ngàn Năm) được xây cất đầu thiên niên kỷ 21 để tượng trưng chuyến du hành xuyên thời gian (Journey Through time) của chợ Tàu Vancouver nối liền quá khứ và tương lai.

Tượng đài kỷ niệm người Gia Nã Đại gốc Hoa (Monument of Canadian Chinese). Hai loại người Hoa đã đóng góp nhiều cho đất nước Gia Nã Đại là người thợ làm đường rầy xe lửa (Railroad worker), và người chiến sĩ đệ nhị thế chiến. Nhờ họ mà xã hội Gia Nã Đại chấp nhận người Hoa, giúp họ có được vị trí ngày nay ở Canada, một thiểu số quan trọng nhất nước này. Những năm 1950 khi đại sứ Gia Nã Đại tại Liên Hiệp Quốc là một người gốc Hoa đến phòng họp và ngồi tại ghế trưởng đoàn Canada, một anh bảo vệ mời ông đi về ngồi phía phái đoàn của Trung Quốc. Điều này cho thấy vị trí của người Gia Nã Đại gốc Hoa trong xã hội Canada.

Xin chia sẻ với các bạn một số hình ảnh chợ Tàu Vancouver lúc vợ chồng tôi đến đây thăm viếng mấy năm trước. Chợ Tàu rất an toàn, nhưng xung quanh đó, tôi thấy có nhiều người ăn xin, bán thuốc xì ke và đĩ điếm quá. Về đọc lại lời phê bình của du khách, tôi thấy nhiều người cũng than phiền điều này. (Sẽ bổ túc sau).

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Canada: Chợ Tàu Victoria tỉnh bang British Columbia

Chợ Tàu ở Victoria, thủ phủ của tỉnh bang British Columbia thuộc Gia Nã Đại (Canada) là chợ Tàu lâu đời nhất nước này, được mở của từ giữa thế kỷ 19. Khu này được bầu chọn là địa danh lịch sử quốc gia của Canada. Khi đoàn du lịch đến Vancouver, vợ chồng tôi có lấy Ferry (Phà) đi Victoria thăm viếng chợ Tàu ở đây. So với vùng Bắc Mỹ, có nghĩa là Canada và Hoa Kỳ, chợ Tàu này được thiết lập sau chợ Tàu ở San Francisco. Ngày nay nó là một điểm đến du lịch quan trọng của thành phố Victoria.

Chợ Tàu ở Victoria được mở cửa vào năm 1,858 khi người Hoa vùng Cali ào ạt đổ xô về vùng đất này để tìm vàng. Lúc đó người ta vừa tìm được vàng ở hẻm núi Fraser, và tin này làm cho nhiều cư dân ở Cali đổ xô về đây, một phần ba số người này là người Hoa.

Người Hoa đến đây vì nhiều lý do. Trước hết là tìm vàng. Lý do khác khiến nhiều người Hoa di dân đến đây là vì họ chết đói trong đất nước của họ. Lúc đó ở Trung Quốc tình hình chánh trị xấu, nạn đói hoành hành nên nhiều người Hoa bỏ nước ra đi đến đây lập nghiệp. Đa số người Tàu ở đây quê Quảng Châu. Lúc Canada làm đường xe lửa xuyên lục địa cần nhiều nhân công, người Tàu đã qua đây làm việc rất đông.

Có một lúc chợ Tàu này rất phồn thịnh. Thời kỳ cục thịnh của nó, vào năm 1911 nó chiếm gần 6 blocks đường ở trung tâm thành phố Victoria. Vừa rồi khi vợ chồng tôi đến đây thăm viếng, nó thu gọn lại trong một đường duy nhất mà thôi.

Mặc dầu nhỏ, chợ Tàu Victoria còn giữ lại được một số kiến trúc lịch sử ngày xưa. Nếu các bạn biết được lịch sử vùng đất này, các bạn sẽ thích thú đến đây thăm viếng. Đi lang thang trên phố Tàu này, các bạn có thể tưởng mình còn đang sống ở một thế kỷ nào xa xưa, rất thú vị.

Hai điểm đáng tham quan ở đây là cổng người Mỹ gọi là “Gate of harmonious interest” và đường hẻm tên “Fan Tan” (Fan Tan Alley). Cổng vào chợ Tàu được thiết kế và làm ra ở Tô Châu (Suzhou), một thành phố kết nghĩa với Victoria. Đường hẻm Fan Tan nổi tiếng vì đó là con đường ngày xưa có nhiều ổ điếm và tiệm bán thuốc phiện. Ngày nay đây là một di tích lịch sử còn sót lại, ở đó du khách đến thăm quan và mua sắm đồ lưu niệm.

Xin chia sẻ với các bạn một vài hình ảnh chợ Tàu Victoria. Trong một bài tới, tôi sẽ post nhiều hình ảnh về chợ Tàu Vancouver. Cộng đồng người Tàu ở đây rất mạnh. Một phần ba dân số thành phố này là người Hoa. (Sẽ bổ túc sau).

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Tiệc tân niên Hội Cao Niên Orlando, vui quá.

Những cụ từ 80 tuổi trở lên được phát quà đặc biệt. Nhóm già nhất (trên 80 tuổi) chúng tôi khoảng 20 nguời. Người Việt Nam mình gọi lễ này là thượng thọ. 80 tuổi là tuổi cuối cùng có tiệc thượng thọ. Sau đó là đồng hạng, không còn lễ lộc gì nữa, không ăn mừng gì nữa cả. Trên 80 tuổi, còn sống được là do ơn Trời.

Thật là, cảm ơn Trời buổi mai còn thức dậy, còn một ngày nữa để yêu nhau.

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này