42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì?

42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì?

“… Sau khi tôi đậu MBA và hội nhập được vô xã hội, có lần tôi lái xe Lexus, mặc “suit” (diện bộ đồ lớn) tìm đường tới khu Việt Nam ở New Jersey. Đây là một tiểu bang gần New York. Lúc đó chưa có GPS nên dễ lạc đường lắm. Tôi hỏi một anh chàng Mỹ trắng đường tới khu Việt Nam ở đâu. Sau khi chỉ đường, anh ta nói nhỏ với tôi, tới đó anh hãy coi chừng. Tôi hiểu ngay ý nghĩ thầm kín của người địa phương đối với các cộng đồng thiểu số. Thông thường ở đó thường xảy ra nhiều chuyện lôi thôi với pháp luật, người địa phương ngại lắm.

Nhìn ra cộng đồng người Việt Nam ở nhiều nước khác trên thế giới, những nước như Anh, Cộng hòa Czech (Séc), hay Nga, các bạn thỉnh thoảng đọc tin tức về xung đột giữa họ với người địa phương, và cảnh sát.

Do đó 42 năm nhìn lại, tôi thấy chúng ta nên thận trọng không chưởi nhau bằng cách nói, anh Nga quá, anh Mỹ quá, anh Tàu quá. Sống ở nước ngoài, chúng ta phải khuyến khích lẫn nhau hội nhập, chấp nhận phong tục tập quán địa phương, và làm tốt, trở thành công dân nước đó hãnh diện…”

42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì?

Lời nói đầu

“… Tôi tặng quyển sách này cho tất cả các bạn, gia đình tan nát, cuộc đời gian truân, khổ cực, đổ vỡ, tất cả gia đình có người nằm xuống bên này hay bên kia chiến tuyến. Đây là quyển sách của tất cả chúng ta, người dân hai miền, thuộc thế hệ nồi da xáo thịt…

… Đặc biệt tặng tất cả các bạn, cũng như tôi, đồng cảnh ngộ, gia đình tan nát trong và sau cuộc chiến. Tất cả chúng ta khổ nhiều trong cuộc chiến. Tuy nhiên khi tiếng súng chấm dứt, hòa bình trở lại trên quê hương, đất nước thống nhất, chúng tôi trong Nam tiếp tục khổ, nếu không muốn nói khổ hơn thời còn chiến tranh. Người ra đi, nếu còn sống, cũng có nổi khổ riêng, cho tới nay ít ai biết.”

Phần 1: Nỗi lòng người ra đi sau sự kiện 30 tháng Tư năm 1975

“…Nhiều bạn hỏi tôi làm sao đi Mỹ. Thú thật với các bạn đi Mỹ là một cơ duyên, trời định. Chính tôi không bao giờ mơ có ngày được đi Mỹ, và trở thành một người Mỹ trung bình như ngày hôm nay. Kỷ niệm 42 năm sống tại Mỹ, tôi tự hỏi, mình được gì, và mất gì? Càng gần đến tháng Tư, câu hỏi này cứ lởn vởn trong đầu tôi. Nếu năm 1975 tôi ở lại, bây giờ tôi và con cháu tôi ra sao?

Một người bạn thân của tôi tại Đại Học Sư Phạm Sài Gòn là Giáo sư Lê Trong Vinh, cựu khoa trưởng trường Đại Học Sư Phạm Huế, đã ở lại vì tin đất nước sắp hòa bình và trung lập, sau bỏ nước ra đi, cả gia đình đã chết ngoài biển khơi, chỉ trừ một cháu còn may mắn sống sót…”

Chương 1: Tâm trạng năm 1975, Ra đi không trở lại.

Chương 2: Quyết tâm quên quá khứ để bắt đầu lại.

Chương 3: Những ngày đầu tới Mỹ, bơ vơ lạc lõng.

Chương 4: Nhớ lại 42 năm qua, tôi không muốn hận thù.

Phần 2: Nước Mỹ tuyệt vời với di dân và người tỵ nạn

“… Tôi đến đây với hai bàn tay trắng, và quyết tâm làm việc xây dựng cuộc đời mới. Nước Mỹ là miền đất hứa của di dân. Ai bị đất nước họ ruồng bỏ, không sống được ở quê hương của họ cũng có thể đến đây tìm cuộc đời mới, giấc mơ Mỹ. Sống dưới đáy xã hội, tôi vẫn còn chút kiêu hãnh dân tộc, không muốn thua chủng tộc khác đến đây trước tôi. Phải sống ra hồn, tôi là một người Việt Nam, tôi không thua ai, họ làm được tôi làm được v.v…”

Chương 5: Chọn nơi này làm quê hương, quyết tâm hội nhập.

Chương 6: Tình người Việt Nam ở Mỹ.

Chương 7: Hãnh diện mình là người gốc Việt.

Chương 8: Trở về thăm lại quê hương, thương đất nước và con người Việt Nam.

Phần 3: Nhìn về tương lai.

“… Di sản ngày 30 tháng Tư là người Việt Nam bỏ nước ra đi, hiện đang sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Nơi nào có người Việt Nam sanh sống, nơi đó có Phố Sài Gòn Nhỏ. Phố Sài Gòn Nhỏ là chợ Việt Nam, nơi tập trung nhiều tiệm tùng và quán ăn Việt Nam, kể cả những bác sĩ, luật sư, báo chí truyền thanh truyền hình của người Việt Nam.

Tại những nước thuộc thế giới Tự Do, những khu người Việt Nam sống quây quần với nhau được gọi là Phố Sài Gòn Nhỏ (Little Saigon). Tại Pháp người ta gọi những khu này là Phố Việt Nam Nhỏ (Little Vietnam). Ở những quốc gia Cộng Sản ngày xưa, những khu này được gọi là Phố Hà Nội Nhỏ (Little Hanoi)…”

Chương 9: Các Phố Sài Gòn Nhỏ ở Mỹ.

Chương 10: Nhắc lại quá khứ, nhưng ngó về tương lai để sống.

Chương 11: Vài ý nghĩ về tương lai người Việt Nam trong nước và hải ngoại.

About Le Thanh Hoang Dan

Born in Saigon.. Came to New York in 1975. Married with four children and eight grandchildren. Used to work on Wall Street, as a Data Administrator and Database designer for various banks , brokerage firms, and finally the Depository Trust and Clearing Corporation. Retired since 2002. Accomplishments in Viet Nam: (1) Teaching at Vỏ Trường Toản HS, Tây Ninh HS, Sađéc HS, Quốc Gia Sư Phạm Sàigòn, Đaị Học Sư Phạm Sàigòn, Đaị Học Sư Phạm Cần Thơ, Cao Đài (Tây Ninh), Hòa Hảo (Long Xuyên)... (2) Writer and Publisher ( "Trẻ" publishing house). Published many books on Education and Politics such as Các Vấn đề giáo dục, Triết Lý giáo dục, Những danh tác chánh trị, Lịch sử chiến tranh lạnh... (3) MC for a national TV show "Quê hương mến yêu" (Beloved country).. Academic accomplishments in the U.S.: MBA (in Information systems), MS in Information Systems, 2 Advanced certificates (1) Corporate Finance (2) Business Economics. All these degrees were from Pace University in New York. Hobby in retirement: Family, Friends, Ballroom dancing and Travel... Ra đi năm 1975. Cuộc đời nhiều sóng gió. Bây giờ tuổi đã già, 70 rồi. Chỉ muốn vui hưởng tuổi già với gia đình, bạn hữu, du lịch và khiêu vũ..
Bài này đã được đăng trong Uncategorized. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này